-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Gà đông tảo 1 trong những đặc sản của Hưng Yên
Nói đến Hưng Yên, một địa danh nổi tiếng nằm ở trung tâm đồng bằng sông hồng với nhiều đặc sản như nhãn lồng hưng yên, gà đông tảo hưng yên, tương bần hưng yên, bánh giày làng giàu,… . Trong những ngày cận tết Giáp Ngọ 2014 này chúng ta cùng tìm hiểu về một số đặc sản nổi tiếng ở hưng yên để khi có dịp về nơi đây có thể tìm và thưởng thức những đặc sản thơm ngon này.
1. Nhãn lồng hưng yên
Khi nhắc tới Hưng Yên là người ta thường nghĩ ngay tới Nhãn lồng Hưng Yên. Tuy được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng bén duyên với mảnh đất Hưng Yên và được coi là sản vật quý. Loại nhãn cho quả sai trĩu, khi chín cho hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Dơi, chim chóc từ mọi nơi bay đến ăn nhãn. Chính vì vậy nên người ta phải đan lồng tre để bảo vệ, xua đuổi không cho sản vật này.
Nhãn lồng được trồng nhiều nhất từ khu Xích Đằng – Lam Sơn đến xuống tận cửa sông Luộc. Nhãn lồng Hưng Yên là loại quả có vỏ gai, dày và vàng sậm. Cùi nhãn lồng dày xếp hình dẻ quạt, khô mọng căng nước và hạt nhỏ. Có vị thơm ngọt sắc sảo như đường phèn. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, quả chín đúng vụ vào tháng sáu âm lịch. Vào thời gian này hễ ai có về Hưng Yên cũng không thể quên mang một ít nhãn để thưởng thức và làm quà.
Từ thời xa xưa, nhãn lồng được trồng ở Kinh kỳ Phố Hiến , và được trồng ngay trong Đình Hiến, và đã được dựng bia ghi danh. Giống nhãn lồng Hưng Yên đã từ lâu đã có tiếng là thơm ngon nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là “nhãn tiến vua”.
2. Gà đông tảo hưng yên
Chỉ còn vài ngày nữa là tới tết nguyên đán Nhâm Ngọ chào xuân 2014, trên báo chi lại rộ lên những tin tức về gà đông tảo hưng yên có giá cao tới vài chục triệu đồng. Và đây là một đặc sản nổi tiếng cả nước có nguồn gốc ở Hưng Yên.
Gà đông tảo hay còn gọi là gà tiến vua, nổi tiếng từ xưa cho tới nay là giống gà quý, được làm cống vật tiến vua và cho đến hiện hay giống gà này đặc biệt là gà đông tảo thuần chủng được rất nhiều người săn lùng mua về cúng lễ trong dịp tết với mong muốn mang lại nhiều may mắn.
3. Tương bần hưng yên
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”
Một câu thơ khắc nghi trong hàng triệu người Việt Nam để nói về một đặc sản mang tên Tương Bần. Tương bần được làm ở thôn Bần (thế nên được gọi tương bần), xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25km. Đây là làng nghề làm tương nổi tiếng đã có từ lâu đời. Nó là thứ nước chấm ngon không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… vào những ngày hè nóng nực. Tương còn dùng để chế biến nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá… hay rim đậu, thịt cho những ngày mùa đông se lạnh. Tương bần được rất nhiều người dân ở khắp mọi nơi trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM … học hỏi và làm theo tuy nhiên chỉ có tương bần tại nơi đây do chính con người thôn Bân làm ra với bí quyết tổ truyền mới có vị thơm ngon đặc sánh. Hễ các bạn có dịp ghé qua Hưng Yên xin chớ quên mang về cho mình một lọ tương bần, chắc chắn bạn sẽ không hối hận vì đã thưởng thức nó đâu.
4. Bánh giày làng giàu
Tiếp theo, mời các bạn về với xã Cửu Cao – Văn Giang nơi có món bánh dày làng Gàu đã được xếp ngang với rượu Trương Xá, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất Hưng Yên. Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bánh dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương.
Từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín, nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.
Điểm đặc biệt để làm được món bánh giày làng Giàu ngon là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Sắc thái văn hoá bản địa ở đây không hề trộn lẫn. Nhìn những chồng bánh dày trắng trẻo xếp đầy trong thúng, dưới nền lá chuối xanh, người ta liên tưởng đến sự hoá thân màu nhiệm của hạt gạo hiến dâng cho đời một món ăn của hương đồng gió nội.
5. Chả gà tiểu quan
Nhìn đĩa chà gà tiểu quan màu sắc hấp dẫn, mùi thơm cuốn hút thật không thể kìm được. Những ít ai biết được rằng để có được món chả ngon, người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà. Gà thịt để làm chả phải là loại gà trống tơ nặng khoảng 1,2-1,5 kg, chưa thiến và chưa đạp mái. Gà làm sạch, chọn chỗ thịt nạc nhất, bỏ hết gân xương rồi thái miếng nhỏ con chì, sau đó cho vào cối giã như giã giò lụa truyền thống. Khi thịt gần nhuyễn thì trộn thêm lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, bột canh, hạt tiêu, gừng và một chút mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp.
Không phải chỉ cần cho thị vào cối và cứ thế là giã mà giã thịt gà cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và công phu, phải giơ chày thật cao, nhát chày chắc nịch và đặc biệt là không được để cho thịt bắn ra ngoài cối. Giã xong, chọn chiếc mo cau mới rụng, cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi phết thịt vừa giã lên để nướng. Việc phết thịt cũng đòi hỏi người làm phải thật khéo léo bởi vì nếu thịt phết quá mỏng thì sẽ bị chảy xệ xuống bếp than khi nướng, nếu phết dày quá thì khi ăn chả sẽ không ngon bởi thịt sẽ không chín đều.
6. Ếch om phượng tường
Chúng ta đã cùng thưởng thức qua món gà đông tảo hưng yên, chả gà tiểu quan nhưng cũng không thể không nói đến món ếch om phường tường – một cái tên đã “ngon” từ cách gọi.
Đi thì nhớ vợ nhớ con
Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường
Hai câu thơ trên đã nói lên phần nào về mức độ hấp dẫn của món ếch om Phượng Tường đến nỗi có thể so sánh với nỗi nhớ vợ nhớ con. Không ai biết những câu thơ có tự bao giờ chỉ biết rằng những người già ở làng Phượng Tường ( huyện Tiên Lữ – Hưng Yên) cũng không nhớ nổi câu ca này có từ bao giờ, mà chỉ biết rằng từ khi biết đi bắt những chú “gà đồng” này và chế biến chúng thì đã được nghe. Điều đó càng minh chứng cho truyền thống lâu đời của món ăn dân dã này.